Những bệnh hay xảy ra ở ô tô và cách sữa chữa

Thảo luận trong 'Xe máy, Xe hơi' bắt đầu bởi minhtao1987, 7/9/17.

  1. minhtao1987

    minhtao1987 Expired VIP

    Một người biết sử dụng xe ô tô không phải chỉ là biết cầm chắc tay lái, mà còn phải am hiểu về chính những chiếc xe họ đang sở hữu. Như vậy bạn mới sử dụng xe đúng và giừ cho xe mới nhất có thể. Để giúp bạn làm được điều đó, tôi xin đưa ra một số bệnh thường gặp ở ô tô và cách sửa chữa như sau :
    Vô lăng rung lắc
    Điều khiến nhiều bác tài phải khó chịu nhất về những bệnh của xế của mình chính là vô-lăng. Bụi bẩn nhiều có thể làm bẩn phanh gây rung lắc vô-lăng.
    >>> Xem thêm:
    cách lái xe an toàn trên đường nước ngập
    Nguyên nhân: Vành xe bị cong hoặc mất cân bằng, mất đai ốc, bu-lông của hình thang lái, thước lái…
    Những nguyên nhân kể trên thường gây rung lắc vô -lăng toàn hành trình, còn hiện tượng chỉ rung lắc vô lăng khi phanh lại xuất phát từ nguyên nhân khác như: Đĩa phanh (đối với phanh đĩa) hoặc tang trống (đối với phanh trống, phanh cơ) bị mất cân bằng.
    [​IMG]

    Cách sửa chữa:
    - Trong trường hợp đĩa phanh bị cong, vênh không quá lớn thì có thể sửa chữa bằng việc tiện một lớp kim loại mỏng trên bề mặt giúp giảm thiểu hiện tượng rung lắc vô-lăng khi phanh, còn nếu đĩa phanh đã quá cong vênh, nhiều vết sước thì tốt nhất là thay đĩa phanh mới.
    - Trường hợp vô-lăng rung lắc do mất ốc, thì cần thay ốc mới cho hệ thống lái và bảo dưỡng toàn bộ hệ thống lái, siết lại ốc, bơm dầu mỡ…

    Lý do: Khi các chi tiết này bị mòn hoặc dính quá nhiều bụi bẩn, gỉ sét… khiến vòng quay không ổn định (không đều), đặc biệt, khi phánh ở tốc độ thấp người lái thường cảm nhận rõ nhất hiện tượng vô-lăng bị lắc mạnh, thậm chí vì giằng vô-lăng khiến đánh lái không theo ý muốn, nếu để tình trạng này kéo dài càng làm má phanh mòn hơn sinh ra lực va đập lớn gây rung mạnh toàn thân xe.
    Tình trạng này kéo dài sẽ gây nguy hiểm cho người và xe cũng như chi phí sửa chữa sẽ lớn hơn nhiều
    >>> Xem thêm:
    bí quyết tránh phân tâm khi lái xe ô tô
    Lỗi hệ thống phun xăng điện tử
    Dấu hiệu nhận biết:
    Chết máy đột ngột, không khởi động được, hao xăng bất thường.
    Nguyên nhân: Trong quá trình phun xăng, rất nhiều xe bị tắc kim phun do đổ xăng có nhiều tạp chất, khi đó lượng xăng cung cấp không đủ cho động cơ làm việc, xe yếu và thường xuyên chết máy, đây cũng là lúc nên mang xe tới gara để bảo dưỡng hệ thống phun xăng.
    Cách sửa chữa:
    - Liên hệ với gara để được trợ giúp.
    - Trong trường hợp xe có những dấu hiệu lỗi hệ thống EFI nhưng đèn check engine không sáng, có thể tự kiểm tra đường ống dẫn xăng xuống động cơ có bị rò rỉ hay không, nếu phát hiện rò rỉ thì cần được hàn lại ngay để tránh những hậu quả đáng tiếc. Trong quá trình phun xăng, rất nhiều xe bị tắc kim phun do đổ xăng có nhiều tạp chất, khi đó lượng xăng cung cấp không đủ cho động cơ làm việc, xe yếu và thường xuyên chết máy, đây cũng là lúc nên mang xe tới gara để bảo dưỡng hệ thống phun xăng.

    Động cơ quá nóng
    Nguyên nhân:
    Những nguyên nhân chính làm máy nóng hơn bình thường là do không dùng đúng loại dầu bôi trơn, thiếu dầu bôi trơn hoặc dầu bôi trơn đã lão hoá. Với những xe chở quá tải rất dễ gặp hiện tượng này, thậm chí nước làm mát còn bị sôi lên, hậu quả không chỉ ở hệ thống làm mát mà còn gây ra nhiều hư bỏng khác.
    Nếu không khắc phục kịp thời lỗi này rất có thể sẽ dẫn đến phá hủy các chi tiết quan trọng trong động cơ. Nếu tắc đường ống nước làm mát, quạt gió hỏng thì đồng hồ báo nhiệt độ động cơ sẽ vượt qua mức sang các vạch màu đỏ.
    Các nguyên nhân khác như: Gioăng quy lát hỏng làm nước trong hệ thống làm mát sôi dẫn đến máy nóng, lọt khí, dầu vào trong hệ thống và phát hiện bởi trong nước có dầu và sủi bọt.

    Cách khắc phục: Điều đầu tiên là tắt máy xe và tìm cách đưa xe vào gara gần nhất để kiểm tra.
    >>> Xem thêm: học lái xe ô tô ở quận 5 tốt nhất
    http://www.hoclaixetphcm.com/hoc-lai-xe-o-to-tai-quan-5/
    Máy điều hòa không khí
    Dấu hiệu:
    Thời gian làm mát chậm, độ lạnh không sâu. Thậm chí có những xe chỉ có gió nóng chứ không có gió lạnh.
    Nguyên nhân: Do lượng chất làm lạnh không đủ và cách khắc phục là bạn tới garage để nạp thêm lưu chất. Trường hợp thứ hai là do dây cua-roa nối động cơ với máy nén bị chùng, dẫn đến thất thoát công và máy nén không thể nén chất làm lạnh đến áp suất cần thiết.
    Tuy nhiên, đó là những hỏng hóc liên quan trực tiếp đến các thiết bị trong hệ thống. Còn có những lý do như dàn lạnh quá bẩn khiến dòng gió bị cản, tản nhiệt ra xung quanh khiến hiệu quả làm lạnh giảm.
    Vấn đề mà những người đi xe gặp phải nữa là điều hòa không có gió mát. Hiện tượng này bắt nguồn từ các nguyên nhân như: Dây cua-roa nối động cơ với máy nén bị đứt; khớp ly hợp máy nén gặp vấn đề nên khi bật công tắc, máy nén không nhận được năng lượng từ động cơ; van giãn nở trục trặc; sự cố với mạch điện hay do đường dẫn hở khiến khí mát thất thoát hết, không làm lạnh được. Nơi chất làm lạnh thoát ra thường có bụi bám nhiều nên bạn có thể phát hiện một cách khá dễ dàng.

    Cách sửa chữa: Nếu có dấu hiệu bất thường bạn có thể kiểm tra nhanh bằng cách sờ vào ống dẫn ga, thấy ấm ở đường cao áp và mát ở đường thấp áp là được. Các nhà sản xuất quy định ống cao áp có đường kính nhỏ hơn ống thấp áp. Nếu nhiệt độ giữa hai ống này không chênh nhau nhiều thì rất có thể điều hòa của bạn gặp trục trặc. Bạn có thể kiểm tra tốc độ gió thổi mạnh hay yếu; nếu dây cao áp và dây thấp áp vẫn bình thường thì có thể kết luật cần phải làm sạch giàn lạnh. Để đo hiệu quả làm lạnh, bạn để động cơ ở vòng tua 1.500 vòng/phút, đặt máy lạnh ở mức cao nhất. Sau 5 phút, bạn có thể đo nhiệt độ ca-bin và nhiệt độ gió thổi ra từ giàn lạnh. Nếu nhiệt độ ở mức cao, bạn nên kiểm tra toàn bộ hệ thống.
    Phanh
    Đây cũng là một bệnh thường gặp ở ô tô khi đã sử dụng được vài năm, sự cố này đặc biện gây nguy hiểm cho người sử dụng, vì tốc độ của ô tô không hề nhỏ cũng như những thiệt lại nặng khi xảy ra va chạm dù chỉ là vết sước nhỏ.
    Dấu hiệu hư hỏng:
    Phanh không ăn
    :
    Đây là hiện tượng khi người lái đạp/bóp phanh rất mạnh nhưng thấy xe giảm tốc độ rất chậm hoặc không hề giảm. Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là má phanh đã quá mòn nhưng không được điều chỉnh tăng hoặc đã tăng hết giới hạn. Ngoài ra, má phanh bị trơ lì, dầu mỡ bám trên bề mặt phanh cũng khiến phanh gặp hiện tượng này.
    Phanh bị kêu: Hầu hết những tiếng kêu xuất phát từ phanh tang trống đều cần được kiểm tra và khắc phục ngay. Một số nguyên nhân làm phanh kêu như: má phanh bị trơ lì gây trượt khi phanh, cát hoặc nước vào má phanh, trục quả đào bị mòn, bề mặt làm việc của tang phanh (nòng may-ơ) bị xước.
    Nặng phanh: Hiện tượng này gặp chủ yếu ở phanh tang trống bánh trước do dây phanh và trục quả đào bị khô dầu.
    Bó phanh: Đây là hiện tượng sau khi nhả phanh nhưng má phanh không tách khỏi bề mặt tang phanh. Nguyên nhân có thể do trục quả đào mòn không đều hoặc khô dầu, lò xo hồi vị phanh yếu, bề mặt làm việc của tang trống bị mòn thành rãnh sâu hoặc má phanh quá mòn, khi đạp phanh quả đào quay 90 độ nên không có khả năng tự hồi về. Ngoài ra, sau khi xe mới rửa xong, đi mưa về để qua đêm dễ dẫn đến hiện tượng mút phanh khi đạp, gây bó cứng.
     
    Đang tải...

Chia sẻ AZ Gameplay