Máy lạnh thiếu gas, dư gas, đủ gas như thế nào?

Thảo luận trong 'Tin tức tổng hợp' bắt đầu bởi bomroitruc, 24/2/17.

  1. bomroitruc

    bomroitruc Expired VIP


    Chúng tôi đã nghe và đọc nhiều bàn luận của các kỹ thuật viên dịch vụ vệ sinh máy lạnh nói về việc máy lạnh thiếu gas, dư gas nhưng dường như có khá nhiều ý kiến trái chiều nhau trong vấn đề này, vậy máy lạnh thiếu gas, dư gas là như thế nào?


    Để nói một máy lạnh thiếu gas, dư gas cần kiểm tra nhiều yếu tố như áp suất, dòng chạy, khả năng trao đổi nhiệt dàn nóng, dàn lạnh...nói chung là khá phức tạp. Để đơn giản hơn chúng ta sẽ khảo sát máy lạnh đủ gas là như thế nào để từ đó suy ngược lại tình trạng máy lạnh thiếu gas, dư gas.

    Chúng ta sẽ xem xét một máy lạnh mới hoàn toàn, được lắp đúng kỹ thuật thỏa mãn với các thông số của nhà sản xuất và hoạt động hoàn hảo: máy đủ công suất, ống dẫn gas đúng kích cỡ và chiều dài cho phép, chênh lệch cao độ dàn nóng - dàn lạnh phù hợp, dàn nóng, dàn lạnh không bị che chắn, không bị rò rỉ gas...

    Trường hợp 1: Máy lạnh đủ gas (Trạng thái hoàn hảo)

    Cho máy này hoạt động chúng ta sẽ đo các thông số và ghi nhận được các hiện tượng như sau:
    + Áp suất thấp, áp suất cao : đạt tiêu chuẩn theo từng loại gas
    + Dòng chạy ampe : tương đương trên tem máy
    + Ống gas đi (ống nhỏ) và ống về (ống lớn) đều đọng sương và có nhiệt độ tương đương nhau
    + Thân dưới máy nén : lạnh và đọng sương (*)
    + Dàn lạnh : tỏa hơi lạnh
    + Dàn nóng : nóng đều

    Trường hợp 2: Máy lạnh thiếu gas

    Xả bớt gas để tạo ra tình trạng máy bị thiếu gas. So sánh với các thông số trường hợp 1, chúng ta sẽ thấy có sự thay đổi như sau:

    + Áp suất thấp, áp suất cao : giảm xuống
    Khi máy bị thiếu gas thì áp suất trong hệ thống giảm là điều đương nhiên.
    + Dòng chạy ampe : giảm xuống
    Dòng chạy máy nén phụ thuộc vào khối lượng gas qua máy nén và chênh lệch áp suất 2 đầu hút/nén. Khi máy bị thiếu gas, 2 thông số này đều giảm nên dòng chạy máy nén giảm
    + Ống gas đi (ống nhỏ) : lạnh hơn và có hiện tượng đóng tuyết
    Ống gas đi là ống chứa gas lỏng đang ở trạng thái bay hơi, nhiệt độ gas tại đây phụ thuộc vào áp suất sau tiết lưu (có thể xem tương đương với áp hút về máy nén). Khi máy bị thiếu gas, áp suất hút sẽ giảm và nhiệt độ gas cũng giảm theo và sẽ giảm dưới 0oC nên làm đóng băng hơi nước trên bề mặt ống đi.
    + Ống gas về : nóng nóng hơn, không có đọng sương

    Với các máy nén xoắn ốc hoặc rotory, các nhà sản xuất thường tính toán để có một lượng gas lỏng dư từ dàn lạnh về máy nén để làm mát máy nén. Khi máy bị thiếu gas, toàn bộ gas bay hơi hết trong dàn lạnh và bị gia nhiệt thêm (hiện tượng quá nhiệt) nên gas về máy nén sẽ nóng, vì thế không có hiện tượng đọng sương trên ống về.

    >>> gới thiệu dịch vụ vệ sinh máy lạnh Tân Phú uy tín - tại nhà


    + Thân dưới máy nén : nhiệt độ tăng lên
    Điều này là tất nhiên do không có gas lỏng về giải nhiệt máy nén nên máy nén nóng hơn.
    + Dàn lạnh : lạnh yếu hơn
    Do thiếu gas, nên gas qua dàn lạnh không đủ sẽ làm giảm công suất dàn lạnh nên sẽ lạnh yếu hơn.
    + Dàn nóng : bớt nóng và nóng không đều.
    Lượng nhiệt do dàn nóng thải ra môi trường gồm nhiệt lượng thu được từ dàn lạnh và nhiệt lượng sinh ra từ máy nén. Khi máy thiếu gas, cả 2 lượng nhiệt này đều giảm nên lượng nhiệt thải ra từ dàn nóng cũng giảm vì thế dàn nóng sẽ không nóng như bình thường.

    Trường hợp 3: Máy lạnh dư gas

    Nạp thêm gas để tạo ra tình trạng máy bị dư gas. So sánh với các thông số trường hợp 1, chúng ta sẽ thấy có sự thay đổi như sau:
    + Áp suất thấp, áp suất cao : tăng lên
    Do gas nhiều hơn bình thường sẽ làm tăng tăng áp trong hệ thống
    + Dòng chạy ampe : tăng lên
    Khi dư gas, lượng gas qua máy nén nhiều hơn là tăng tải máy nén nên dòng chạy tăng lên
    + Ống gas đi (ống nhỏ) và ống về (ống lớn) đều đọng sương nhưng giảm lạnh
    Khi dư gas, nhiệt độ bay hơi của gas sau tiết lưu tăng lên nên nhiệt độ ống đi, ống về cũng tăng lên.
    + Thân dưới máy nén : nhiệt độ tăng lên
    Khi dư gas, tải nhiệt máy nén tăng cao hơn lượng gas về giải nhiệt nên làm tăng nhiệt độ máy nén.
    + Dàn lạnh : lạnh yếu hơn
    Dư gas làm nhiệt độ gas bay hơi trong dàn lạnh tăng lên, lượng nhiệt thu được sẽ bị giảm nên giảm công suất lạnh.
    + Dàn nóng : rất nóng

    Dư gas làm tăng tải nhiệt dàn nóng nên dàn nóng rất nóng

    Tóm lại máy lạnh thiếu gas hoặc dư gas đều không tốt, sẽ làm công suất lạnh giảm và là một trong những nguyên nhân chính gây hư hỏng máy nén.

    Máy lạnh đã sử dụng lâu thì làm sao biết thiếu gas hoặc dư gas?

    Một máy lạnh mới khi bị thiếu gas hoặc dư gas đều cho thấy các dấu hiệu như trên, với máy lạnh đã sử dụng lâu ngày thì những dấu hiệu trên vẫn đúng nhưng có thể bị ảnh hưởng và lẫn lộn với một số nguyên nhân khác.

    Để xác định chính xác máy lạnh thiếu gas, dư gas hay các số sự cố khác, trước tiên chúng ta phải vệ sinh máy lạnh Bình Thạnh, xử lý để máy lạnh về gần với trạng thái máy mới như trên, tức là máy không bị bẩn, khả năng trao đổi nhiệt tốt, quạt dàn nóng, dàn lạnh, máy nén hoạt động tốt...khi đó mới có cơ sở dự đoán chính xác.


    Ghi chú:
    Bài viết này dành cho những người chưa có nhiều kiến thức về kỹ thuật lạnh, nội dung hướng đến sự đơn giản, không chuyên sâu nên có một số chỗ không được giải thích rõ, người đọc nên chấp nhận hoặc tự tìm hiểu thêm.
     
    Đang tải...

Chia sẻ AZ Gameplay