Phòng và trị các bệnh phổ biến ở thỏ

Thảo luận trong 'Tin tức tổng hợp' bắt đầu bởi songnhac, 22/4/18.

  1. songnhac

    songnhac Active Member

    Phòng và trị các bệnh phổ biến ở thỏ
    Các bệnh cần phòng cho thỏ là ghẻ, tụ cầu trùng, nấm, bại liệt, bại huyết, trướng bụng đầy hơi. Hàng ngày phải quan sát thỏ kỹ càng để xem có con nào bị ốm không. Nếu thỏ ốm thì bỏ ăn, giảm trọng lượng, lông xù, lông xung quanh đuôi bẩn dính bết lại. Thỏ có khi nằm ở tư thế không bình thường hoặc không đi lại được dễ dàng.

    Bệnh sình bụng, tiêu chảy

    Thường xuất hiện ở thỏ trưởng thành và thỏ con sau cai sữa.

    Nguyên nhân: Có thể nguồn thức ăn không đảm bảo chất lượng, ôi thiu, hoặc ta đổi nguồn thức ăn đột ngột.

    Triệu chứng: Thỏ biến ăn, bụng chướng, phân lỏng có khi màu xám hoặc màu đen, thỏ gầy yếu và chết.

    Điều trị: Ngưng cho ăn những thức ăn không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh. Bên cạnh đó, nên sử dụng các kháng sinh như Oxytetracilin, Colistin, Pectinomicin

    Bệnh ghẻ

    Nguyên nhân: Do ký sinh trùng phát triển trong điều kiện nuôi nhốt tập trung, ẩm thấp, kém vệ sinh gây nên.

    Triệu chứng: Thỏ bị ngứa, rụng lông và những chỗ rụng lông sẽ xuất hiện những mảng vảy, nếu bị nặng thỏ có thể bị nhiễm trùng có mủ, sức khỏe sẽ suy yếu và chết.

    Nuôi thỏ quan tâm bệnh ghẻ hàng đầu: dấu hiệu là có vẩy sùi dần lên ở lỗ tai, trên vành tai, ở sống mũi, mí mắt, móng chân, gót chân. Khi đó cần dùng thuốc nhóm ivermectin tiêm ngay. Khi thỏ gầy còm, tai, nũi, mí mắt sần sùi thì đó là dấu hiệu ghẻ cần biết. Để phát hiện thỏ bị ghẻ cũng cần kiểm tra móng chân, mũi và tai. Muốn phát hiện ra bệnh ghẻ cần được kiểm tra định kỳ mỗi tháng 2 lần để phát hiện kịp thời càng sớm càng tốt. Thỏ khỏe. lông phủ kín móng, nếu không thấy phủ kín là bị ghẻ.

    Điều trị: Dùng Ivermectin, thường xuyên vệ sinh chuồng trại
    Tiêm ghẻ tiêm dưới da ở gáy là tốt nhất. Thỏ chưa mang thai, tất cả các loại thuốc thú y dành cho chó, mèo tiêm được nhưng nồng độ giảm (thường dùng liều 0,5 – 0,7cc cho thỏ 2 kg)

    Bại huyết

    Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở thỏ do một loại virus gây nên, có tính lây lan mạnh và dễ bùng phát thành dịch nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

    Triệu chứng: Hay lờ đờ, sau đó bỏ ăn và chết hàng loạt. Bệnh này có thể chết đến 90% tổng đàn thỏ. Trước khi chết thỏ có triệu chứng giãy giụa, quay vòng, ọc máu ở mũi, miệng. Gan sưng to, phổi xuất huyết.
    Điều trị: Bệnh này không có thuốc đặc trị. Hiện nay phòng bằng vacxin có trên thị trường, tiêm khi thỏ được 2 tháng tuổi và nhắc lại sau 6 tháng.

    Bệnh tụ huyết trùng

    Nguyên nhân: Do vi trùng pasteurella gây nên.

    Triệu chứng: Thỏ có triệu chứng sốt cao 41-420C, viêm kết mạc, thở khó, dịch mũi chảy ra nhiều.

    Điều trị: Có thể dùng các kháng sinh như Oxytetracilin, Anagin (sốt cao).

    Chú ý: Phải bắt thỏ thật cẩn thận tránh gây chấn thương. Nếu nhấc thỏ lên phải nắm thật chắc chắn nhưng rất nhẹ nhàng. Khi bắt thỏ, không làm chúng sợ, chạy hỗn loạn và phản ứng lại, cào cắn. Không được nắm chân, nắm tai thỏ để nhấc lên. Vì tai thỏ có nhiều mạch máu, nếu túm vào tai thỏ dễ bị đứt mạch máu và chết. Với thỏ trưởng thành, một tay vuốt dọc tai và nắm chắc da vùng trên lưng sát gáy thỏ, tay khác đỡ dưới mông thỏ nhấc lên. Với thỏ con, cần nắm chắc vùng giữa xương chậu và mông nhấc thỏ lên để đầu thỏ cúi xuống.

    Kỹ thuật nuôi thỏ thịt
     
    Đang tải...

Chia sẻ AZ Gameplay